Theo thiên văn học từ cổ đại, quỹ đạo chuyển động của mặt trời còn được gọi là “Hoàng Đạo”. Người ta dựa vào quỹ đạo trong một năm của mặt trời để nhận biết sự thay đổi khác biệt giữa 4 mùa trong năm, giữa ngày và đêm và sự biến đổi của thời tiết và khí hậu trên trái đất. Ngoài ra người ta còn dựa vào Hoàng đạo để xác định ngày tốt ngày xấu. Cùng Thabet tìm hiểu nhé!
1. Cách tính ngày tốt ngày xấu
Theo quan niệm tín ngưỡng từ xưa, mặt trời còn được dân ta gọi là ông Trời. Ở đây, mặt trời là vật hữu hình, còn ông Trời là thế lực vô hình. Ông Trời là người uy quyền cai quản mọi việc trên đời này từ hạnh phúc, vui vẻ… cho đến chuyện đau buồn, bi khổ…
Trên đường đi của ông Trời sẽ luôn có các vị thần hỗ trợ phụ giúp, các vị thần này chính là các vì sao ở trên bầu trời. Các vị thần sẽ luân phiên trực một giờ trong 12 giờ.
Trong đó bao gồm 6 vị thần ác (thần xấu) và 6 vị thần thiện (thần tốt). Những ngày và khung giờ có vị thần xấu cai quản sẽ được gọi là hắc đạo. Ngược lại, những ngày và khung giờ có thần tốt cai quản sẽ được gọi là hoàng đạo.
Căn cứ vào đó mà chúng ta có ngày hoàng đạo (ngày tốt), ngày hắc đạo (ngày xấu) và giờ hắc đạo (giờ xấu), giờ hoàng đạo (giờ tốt).
2. Ngày tốt là ngày hoàng đạo
2.1 ngày hoàng đạo là gì?
Ngày hoàng đạo là ngày lành, ngày đại cát đại lợi bởi nó là ngày được thần thiện (thần tốt) cai quản. Ngày hoàng đạo thường được ưu ái chọn làm ngày để thực hiện những việc trọng đại của đời người. Theo quan niệm xưa, mọi việc trong ngày hoàng đạo đều diễn ra suôn sẻ, như ý muốn và thành công. Chính vì vậy, ngày tử vi thường được chọn để tiến hành các công việc quan trọng như ngày cưới, ngày làm nhà, ngày khai trương cửa hàng …
2.2 Cách tính ngày hoàng đạo trong năm như sau:
– Tháng Giêng, tháng 7: Hoàng đạo rơi vào các ngày Tý, Sửu, Tỵ, Mùi.
– Tháng 2, tháng 8: Hoàng đạo rơi vào các ngày Dần, Mão, Mùi, Dậu.
– Tháng 3, tháng 9: Hoàng đạo rơi vào các ngày Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi.
– Tháng 4, tháng 10: Hoàng đạo rơi vào các ngày Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu.
– Tháng 5, tháng 11: Hoàng đạo rơi vào các ngày Thân, Dậu, Sửu, Mão.
– Tháng 6, tháng Chạp (tháng 12): Hoàng đạo rơi vào các ngày Tuất, Hợi, Mão, Tỵ.
3. Ngày xấu là ngày hắc đạo:
3.1 Ngày hắc đạo là ngày gì?
Ngày hắc đạo đúng như tên gọi là các ngày xấu. Đây là những ngày được cai quản bởi vì các vị thần dữ luôn muốn quấy rối cuộc sống phá hoại sự yên ổn của mọi người. Trong những ngày hắc đạo này sẽ không xuất hiện vị thần thiện nào để ngăn cản hay cứu vãn được các tai họa. Chính vì vậy, người ta thường lưu ý tránh làm các việc hệ trọng, việc lớn vào ngày hắc đạo như cưới xin, xây nhà, khai trương, khởi nghiệp… đúng vào ngày hắc đạo.
3.2 Cách tính ngày hắc đạo trong năm
● Tháng Giêng (tháng 1), tháng 7: Hắc đạo rơi vào ngày Ngọ, Mão, Hợi, Dậu.
● Tháng 2, tháng 8: Hắc đạo rơi vào ngày Thân, Tỵ, Sửu, Hợi.
● Tháng 3, tháng 9: Hắc đạo rơi vào ngày Tuất, Mùi, Sửu, Hợi.
● Tháng 4, tháng 10: Hắc đạo rơi vào ngày Tý, Dậu, Tỵ, Mão.
● Tháng 5, tháng 11: Hắc đạo rơi vào ngày Dần, Hợi, Mùi, Tỵ.
● Tháng 6, tháng Chạp (tháng 12): Hắc đạo rơi vào ngày Thìn, Sửu, Dậu, Mùi.
Xem thêm dãy số đẹp
4. Cách tính giờ tốt giờ xấu:
Tương tự như quy luật tính ngày hoàng đạo và ngày hắc đạo. Giờ hoàng đạo là những khung giờ tốt (do thần thiện cai quản) và giờ hắc đạo là những khung giờ xấu (do thần ác cai quản).
4.1 Cách tính giờ hoàng đạo trong ngày
– Ngày Tý, ngày Ngọ: Giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân và Dậu.
– Ngày Sửu, ngày Mùi: Giờ Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất và Hợi.
– Ngày Dần, ngày Thân: Giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi và Tuất.
– Ngày Mão, ngày Dậu: Giờ Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi và Dậu.
– Ngày Thìn, ngày Tuất: Giờ Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu và Hợi.
– Ngày Tỵ, ngày Hợi: Giờ Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất và Hợi.
4.2 Cách tính giờ hắc đạo trong ngày
– Ngày Tý, ngày Ngọ: Giờ Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Tuất và Hợi.
– Ngày Sửu, ngày Mùi: Giờ Tý, Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi và Dậu.
– Ngày Dần, ngày Thân: Giờ Dần, Mão, Ngọ, Thân, Dậu và Hợi.
– Ngày Mão, ngày Dậu: Giờ Sửu, Thìn, Tỵ, Thân, Tuất và Hợi.
– Ngày Thìn, ngày Tuất: Giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Mùi và Tuất.
– Ngày Tỵ, ngày Hợi: Giờ Tý, Dần, Mão, Tỵ, Thân và Dậu.
5. Nếu tôi quyết định chọn một ngày xấu để thực hiện công việc thì sẽ như thế nào?
Chưa thể khẳng định đúng sai tuyệt đối ở suy nghĩ chọn ngày tốt xấu nhưng có thể khẳng định rằng: Một ngày xấu là một ngày mà các trường năng lượng thường được tạo ra gây thiệt hại và cản trở công việc. Cố ý làm việc trong ngày đó có thể dẫn đến kết quả không mong muốn, lãng phí tiền bạc và gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, cần căn cứ vào tính chất và quy mô công việc mà bạn cần tiến hành để xem cần chọn ngày tốt hay không. Chọn ngày đẹp, hợp tuổi gia chủ để tiến hành công việc quan trọng, mang lại may mắn, luồng sinh khí tốt, nâng cao hiệu quả công việc cao và đại lợi cho gia chủ.
Tuy nhiên, việc chọn ngày tốt hay xấu chỉ mang tính chất tương đối, vì nó phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Một ngày có thể tốt cho người này và xấu cho người khác. Vì vậy, bạn đọc cần nghiên cứu kỹ lưỡng để xem ngày tốt xấu cho mình và cần sự tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Nếu bạn muốn xác định ngày hoàng đạo chính xác hơn thì bạn cần kết hợp dựa vào năm sinh của mình để xem ngày tốt ngày xấu trước khi bắt tay làm việc gì đó quan trọng nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trên lịch vạn niên để xác định ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo dễ dàng hơn.
Leave a Reply